Tập tính Corica_laciniata

Chúng có trên các sông, kênh rạch tỉnh An Giang, Mùa khô (nước giựt cạn) sông Vàm Nao xuất hiện nhiều nhất là cá mờm, cá cơm. Ngư dân đánh bắt chúng trên các sông lớn như sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao vì loại cá này không vào kinh rạch. Mẫu cá được thu rất nhiều trên các sông chính với ngư cụ là lưới cá cơm ở huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Châu Đốc, Chợ Mới… Loài cá này phân bố khắp nơi trên các dòng chính sông Mekong, vùng triều của các con sông lớn, vùng ngập lũ. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, cá sống ở sông xuất hiện quanh năm.

Cá sống ở tầng mặt thường tập trung thành từng đàn với số lượng lớn. Thức ăn chính của cá là sinh vật phù du, giáp xác. Khi là cá bột, còn rất nhỏ, chỉ to hơn cây tăm một chút, dân gian không gọi nó là cá cơm mà gọi cá mờm. Như tên gọi, ngư dân đánh bắt cá cơm bằng nhiều loại lưới. Cá cơm sống ở tầng nước mặt nên ngư dân không dùng lưới sâu dạo, chỉ cần dài, càng dài càng bắt được nhiều cá, do đó phạm vi bao chiếm của lưới khá rộng[1].